Một nơi nào đó


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Ảnh chi tiết tác phẩm trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Ảnh chi tiết tác phẩm trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Ảnh chi tiết tác phẩm trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Ảnh chi tiết tác phẩm trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Ảnh chi tiết tác phẩm trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Ảnh chi tiết tác phẩm trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.

Info
YEAR
CATEGORY
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Tranh khảm gốm phủ men đa sắc.

Tấm trái: 182 × 322 × 4.5 cm.

Tấm phải: 181.5 × 322.5 × 4 cm.

 

Mô tả

Nhặt lên một hạt cát, Phạm Minh Hiếu thử xem liệu có thế giới nào thực sự tồn tại bên trong nó hay không. Bằng công nghệ kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electron Microscopy), nghệ sĩ có thể ghi lại nhiều hình ảnh bề mặt hạt cát với độ phân giải cao, hé lộ một phong cảnh trùng điệp như thể là núi non, vách đá và thung lũng, của thứ mà ta tri nhận là thế giới chung quanh, nhưng ở một tỉ lệ vi mô. Những quan sát này không độc lập, không thể không chi phối đến kết quả, bởi trong quá trình nhiếp ảnh, kính hiển vi dồn dập phóng những chùm điện tử lên bề mặt hạt cát, biến đổi chính bề mặt đang được quan sát – sự hiện diện của người quan sát đồng thời ghi lại và thay đổi tính chất của vật thể đang được quan sát.

Khi đã phát hiện những thế giới trước giờ vẫn ẩn mình bên trong hạt cát, nghệ sĩ tiếp tục dùng một công cụ khác, máy phóng chùm ion hội tụ, để khắc hình các dấu chân mình lên phong cảnh vi mô trong hạt cát. Khu vực này một lần nữa được nhiếp ảnh, kiến tạo nên bằng chứng cho sự hiện diện và liên đới của nghệ sĩ với vật thể được quan sát.

Không dừng lại ở cấp độ vi mô, năm 2023, nghệ sĩ quyết đưa những hình ảnh thu được trở thành thực-sự, sao cho những dấu chân đã khắc được phóng lên cùng kích thước với bàn chân anh. Hợp tác cùng các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng ở miền Bắc Việt Nam, hình ảnh gốc được chuyển thể công phu thành dạng tranh khảm gốm phủ men đa sắc. Trải qua rất nhiều công đoạn biến đổi, tác phẩm là kết quả của sự rối giữa hạt cát ban đầu, nghệ sĩ và những người thợ thủ công. Gợi tới những tác phẩm chạm khắc nguyên khối, bộ tranh (mỗi tấm nặng khoảng 300 kg) được treo lơ lửng, cách hờ mặt sàn, đặt người quan sát trong một góc tù và bao trọn tầm mắt của họ. Người xem bị kéo vào một sự đan bện khác; cái nhìn là một bước nhỏ, để dấn thân vào 'một nơi nào đó'.

Nguồn văn bản: Galerie Quynh.