Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Vô Danh là một cái tên

Info
ARTIST
YEAR
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Điểm khởi đầu cho chuỗi tác phẩm này là một chậu rửa bằng nhôm, vốn là món quà cưới của bố mẹ nghệ sĩ vào năm 1991 và đã được gia đình cô sử dụng từ đó đến nay. Trong thập niên 90, kinh tế Việt Nam đã đạt được sự ổn định sau công cuộc đổi mới thời hậu chiến; các vật dụng được dùng làm quà trao nhau và được nâng niu trên thực tế lẫn trong tâm tưởng. Cái chậu rửa trở nên quan trọng vì sự hiện diện của những phân mảnh ký ức ấu thơ, nơi nó góp mặt trong các hoạt động thường ngày như tắm, giặt, rửa rau hoặc hứng nước mưa. Tương tự thế, một bánh xà phòng có rất nhiều công dụng: từ gội đầu, rửa mặt đến tắm táp. Các vật dụng hằng ngày này là hiện thân cho ký ức của gia đình nghệ sĩ, đặc biệt là người Mẹ, bởi chúng cộng hưởng với những vai trò truyền thống thường được gắn liền với người phụ nữ trong gia đình. Sự kết hợp giữa chất liệu và vật thể bộc lộ một sự thiếu nhất quán. Những chậu rửa bằng nhôm này dần dần bị hư hại vì bản chất hóa học của xà phòng; sự chồng chất về mặt thời gian và không gian, cùng gánh nặng trên vai người phụ nữ cũng bị hòa tan và rửa trôi như thế. Tác phẩm được thực hiện bằng cách xát xà phòng thật mảnh, tạo hình và chờ khô. Vết tích của toàn bộ quá trình ép, vắt và gấp trong lòng chậu xuất hiện như những dấu ấn của sự “cần lao” từng in hằn trên vật dụng nguyên bản. Quá trình này thể hiện cách nghệ sĩ quay ngược thời gian thông qua những ký ức mỏng manh được bào xát vô cùng kiên nhẫn nhằm tìm kiếm một dáng hình cuối cùng. Chậu rửa chứa đựng dáng hình người phụ nữ. Tác phẩm đóng vai trò chứa đựng/đong đếm/gìn giữ những tinh túy của chậu rửa nhôm nguyên bản, bất luận là dưới dạng một tác phẩm dang dở, hư hư thực thực như ký ức của chủ thể.

“Vô-Danh” trong tựa đề tác phẩm là yếu tố nhận diện được khắc trên bia mộ của anh chị cô, những người đã mất từ trong bụng mẹ. Thế nhưng “Vô-Danh” không phải là không có tên. Bất luận sự sống mong manh đã vỡ tan như bóng nước của họ, bất luận là đang sống hay khuất mặt, tất cả họ đều từng nằm trong một “chậu,” được thành hình và gắn kết bởi cùng một dòng máu. Kiếp sống thứ hai của họ tồn tại trong tiềm thức của cô, nên dáng nên hình dù không có thực thể.

Và cuối cùng, những sợi tóc ở đáy chậu có thể là thứ cuối cùng nghệ sĩ ghi nhớ (hoặc không). Tại sao chúng lại là thứ cuối cùng? Vì chỉ chúng ta mới biết (những) nơi sợi tóc rơi xuống. Đơn giản như thế. Thinh lặng như thế. Vô hình như tình yêu của một người Mẹ dành cho con mình.