Phòng triển lãm


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.

Info
YEAR
CATEGORY
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Sắp đặt âm thanh ngẫu biến, đa điểm nghe, 'đường kẻ #2' (2016) bởi Trần Văn Thảo, đèn LED.

Thời lượng: giờ hành chính của phòng triển lãm (10:00 - 19:00), Thứ Ba - Thứ Bảy.

 

Mô tả

Phòng triển lãm, Hiếu khai thác những kho dữ liệu Internet để giả lập một cuộc hội thoại bao gồm nhiều tiếng nói khác nhau trong lịch sử. Những nội dung được tìm thấy này do một giọng đọc (một ‘thiên thần lịch sử’ giả định) tái hiện, vượt ra khỏi dòng chảy thời gian tuyến tính, quan sát và thu thập những câu chuyện, rồi trình diễn chúng thêm lần nữa.

Những hội thoại giả lập này tồn tại trong một cõi khác, chỉ có thể được tiếp cận qua các bộ tai nghe. Một khi mang tai nghe vào, khán giả dịch chuyển đến một phòng triển lãm khác, ở một thời-không khác so với phòng triển lãm hiện hữu, nghe ngóng những gì đang xảy ra chung quanh. Lời của thiên thần lịch sử lấp đầy không gian ảo, phát ra nội dung từ những người thực chất chưa hề trò chuyện. Một chương trình máy tính được viết riêng đan cài những tiếng nói này lại với nhau, biên soạn chúng thành những cuộc đối thoại. Những đối thoại này là hoàn toàn ngẫu biến, và xen giữa chúng là những sự kiện âm thanh đặc biệt, đồng thời xuất hiện trong từng tai nghe, nhưng mang yếu tố không gian của phòng tranh hiện hữu. Mỗi ngày, âm thanh đi qua các tai nghe/điểm nghe đều khác biệt và độc lập. Có vô hạn số đối thoại để nghe. Có vô vàn cách để lịch sử được kể.

Trải dài không gian bốn tầng của phòng tranh hiện hữu, một máy tính tại tầng trệt phát nguồn âm thanh xuyên suốt bó dây cáp chạy dọc trong khoảng thông tầng. Mỗi sợi dây tín hiệu rồi lại rẽ nhánh đến một hệ thống 'binaural in-ear mixing' (tạm dịch: phối song âm trong-tai) liên kết với mỗi tai nghe. Những hệ thống khép kín này được cố tình đặt rải rác trong không gian. Thiết lập như một dòng chảy thời gian được chuyển hướng rồi phân luồng về bốn tai nghe, mỗi điểm nghe đều cho phép khán giả dự phần vào những lịch sử đa chiều và vẫn đang biến hóa khôn lường. Chương trình máy tính cho phép mỗi điểm nghe nhận đồng thời một cuộc hội thoại, nhưng từ các vị trí khác nhau trong không gian. Tính đa chiều và thống nhất của tác phẩm cũng được biểu thị qua những sự kiện âm thanh đặc biệt thi thoảng diễn ra trong ngày. Nhờ vào định dạng phối âm, những cuộc hội thoại và sự kiện được tiếp nhận đa hướng, ma trận của nội dung bao vây người nghe bất động.

Tại một vị trí định sẵn trong dòng chảy thời gian, người nghe có thể hé nhìn một thành tố nữa của Phòng triển lãm – tác phẩm đường kẻ #2 của Trần Văn Thảo – qua cửa sổ phòng lưu tranh. Trần Văn Thảo là một trong những hoạ sĩ trừu tượng tên tuổi nhất tại Việt Nam, là một người bạn thân thiết của người sáng lập Galerie Quynh từ năm 1997, và cũng là một trong những người nghệ sĩ đầu tiên trưng bày tại phòng tranh vào năm 2000. đường kẻ #2 xuất hiện lần đầu trong triển lãm cá nhân của Trần Văn Thảo nhân dịp khánh thành địa điểm hiện tại vào năm 2017. Bức hoạ đóng vai một thời tụ – "như một dạng đồng hồ" – toả ra một chiều sâu lịch sử, gợi các dòng chảy thời tính và cách chúng tồn tại trong sắp đặt, tiếp tục ghi đè và viết lại lẫn nhau.

Nguồn văn bản: Galerie Quynh.