Phòng thí nghiệm (Siêu) hình học thử nghiệm (Phòng 1B)


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.

Info
YEAR
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Sắp đặt biệt vị gồm: đèn Neon 35000k, gương một chiều, cát trắng mịn, kết cấu nâng sàn. Kích thước sắp đặt thay đổi tuỳ theo không gian.

 

Mô tả

Albert Einstein đã hình dung nhiều thí nghiệm tưởng tượng mà sau này, chúng được sử dụng như công cụ thiết yếu để trình bày và giải thích các ý niệm vật lý lý thuyết của nhà khoa học. Trong cuốn sách ‘Relativity: The Special and General Theory’ (1916, tạm dịch: ‘Thuyết Tương đối Hẹp và Rộng’) của mình, ông lần đầu tiên trình bày biểu đồ về sự tương đối của tính đồng thời, sử dụng một đoàn tàu, một bậc thềm và hai tia chớp.

Phòng thí nghiệm (Siêu) hình học thử nghiệm (Phòng 1B) là bản phác thảo không gian của thí nghiệm kể trên, được gắn tiêu đề ‘Fig.1’ (tạm dịch: ‘Hình 1’) trên lối vào. Những tuýp đèn huỳnh quang lơ lửng giữa phòng được uốn đúng tỉ lệ theo bản in năm 1916, sao chép chân thực các nét được in dập từ phôi chữ nổi đương thời. Với nhiệt độ màu 3500K, ánh sáng phủ đều căn phòng một màu nắng nhẹ. Ký hiệu của ‘Embankment’, điểm ‘A’, điểm ‘B’ và người quan sát ‘M’ được cố định vào bậc thềm, bị đảo chiều và phần nào khuất dạng, kết quả của việc chuyển đổi không gian. Đứng trên bậc thềm, người xem đặt mình vào vị trí người quan sát, nhận ra quan sát của họ đan bện với chính hệ quy chiếu này.

Gương một chiều và lớp cát phủ nền gợi nhắc về căn phòng thứ hai trong triển lãm Ở đây & Bây giờ (2014) của Phạm Minh Hiếu. Những gì trước đó chỉ là một đụn cát nhỏ bày trên bục chiếu sáng, bây giờ đã lắng đọng thành một nền bồi tích. Chuyến tàu trong biểu đồ giờ đã có thể di chuyển vào một chiều kích khác, được mở ra bằng không gian trống bên phải tấm gương. Nội trong khuôn khổ của một phòng thí nghiệm, suy niệm lý tưởng là cách để vén lộ tấm màn đang buông phủ Hiện thực.

Nguồn văn bản: Galerie Quynh..