Mô tả
thư nhàn tại Vin Gallery, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2024. Mở rộng từ dự án Đông Dương Lãng Du năm 2016 của Lê Phi Long, bộ sưu tập này gồm các tác phẩm acrylic, tranh giấy, gỗ thông trên màu xanh lapis lazuli phối với lá kim loại, cùng với một tập zine “until the end of time” giới thiệu nguồn cảm hứng Kitô giáo của nghệ sĩ Lê Phi Long dẫn đến tiêu đề của bộ sưu tập.
Với dự án Đông Dương Lãng Du, trên nền kiến thức địa lý và lịch sử, nghệ sỹ tìm hiểu các lưu trữ về Việt Nam, Campuchia, và Pháp, rút ra những kinh nghiệm cá nhân khởi đầu từ Đà Lạt. Trong thời gian cách ly tại Paris năm 2020, anh đã tìm thấy sự bình yên và thấu cảm trong khi ngồi cầu nguyện tại thánh đường Église Saint-Paul-Saint-Louis hàng tuần, cộng hưởng với khái niệm The End of Time. Trong khái niệm này, như hình dung về “The End of Time” của Julian Barbour, thưởng ngoạn một vũ trụ ảo ảnh phi không gian và thời gian. Tương tự, Lê Phi Long cũng tìm thấy diễn giải về ý niệm này trong sách “The Power of Now" (Sức mạnh của hiện tại) của Eckhart Tolle, giảng rõ sự nhận thức về hiện tại vĩnh cửu nằm ngoài giới hạn của thời gian và không gian. Ngoài ra, nghệ sĩ cũng suy tư về chương “cảm giác học siêu nghiệm” trong triết học của Kant, truy vấn cấu trúc của thời gian và không gian, dấn thân vào những trải nghiệm sâu sắc. Thông qua những ràng buộc triết học này, Phi Long không chỉ đặt bản thân vào vị trí của một người làm sáng tạo, mà còn là vị trí của một người được/bị quan sát.
Mô tả tác phẩm trích từ thông cáo báo chí triển lãm "thư nhàn", 2024.