Mô tả
Khoác lên mình những vật liệu kì lạ - điêu khắc từ xương động vật, da bò và da cá sấu - Ngón trỏ gợi nhắc đến những món nội thất xa xỉ trong các nhà giàu quyền thế, đồng thời hướng sự chú ý đến những hi sinh của nạn nhân thời chiến và các sang chấn tâm lý hậu chiến tranh vẫn chưa được hóa giải. Ngón trỏ, còn được biết đến là “ngón tay bóp cò súng”, mang ý nghĩa tối quan trọng với mỗi người lính. Các nhà hoạt động phản chiến thường chặt ngón trỏ của mình để tránh bị ép tòng quân. Tuy nhiên, thương tật này thường được các thế hệ sau coi như một lời nhắc nhở không mấy dễ chịu về những dồn nén cảm xúc từ thời chiến - thứ họ thừa hưởng từ ông cha mình. Bằng cách đặt sự mất mát vào vị thế một vật trang trí phục vụ thẩm mỹ và lạc cảm, Trần Tuấn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thương thuyết với quá khứ - một bàn tay thiếu ngón có lẽ khẳng định một nỗ lực lớn hơn đang tồn tại và đấu tranh vì hòa bình.
(Lời giới thiệu của giám tuyển Trần Lương trích từ catalogue của triển lãm Singapore Biennale 2013).
Tác phẩm do Trần Lương giám tuyển và được trưng bày tại Singapore Biennale 2013.
Ý tưởng
Trong những năm tháng chiến tranh, bố và những người chú của tôi đã phải chặt đứt ngón trỏ của chính mình để được miễn nghĩa vụ quân sự. Đây chính là ý tưởng đặt nền móng cho chuỗi tác phẩm của tôi. Trải nghiệm của gia đình đã dạy tôi rằng bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam không phải là vì lý tưởng, mà là vì giá trị thặng dư, vì tiền. Tôi làm ra một thứ vừa giống nội thất xa hoa, vừa trông như xác động vật. Ngón trỏ vì thế cũng là biểu tượng của quyền lực và giết chóc.
Tác phẩm được đặt hàng bởi Singapore Biennale 2013.