Cây ký ức – hy vọng


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.

Info
ARTIST
YEAR
CATEGORY
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến

Điêu khắc công cộng và video.
Chất liệu điêu khắc: Inox, thép. Kích thước: 167,6 cm x 270 cm
Thời lượng video: 00:40:49.

Quay phim chính: Trịnh Vĩnh Phúc, Ly Hoàng Ly.
Soạn nhạc và nghệ sĩ piano: Cao Thanh Lan.
Kỹ thuật viên âm thanh: Gregor Siedl.
Quay phim khác: Phạm Duy Quang, Võ Thanh Phong, Nguyễn Hữu Vĩnh Huy.
Trợ lý sản xuất: Cao Thị Như Nguyện.

Mô tả

Cây ký ức – hy vọng là tác phẩm đầu tiên được ra đời với mục đích dành tặng lại cho cây cho cỏ, cho con người và cuộc sống ở ngoài kia. Lấy cảm hứng từ những tấm bảng tên đường, và các biển hiệu tạm bợ được viết bằng tay từ những người mưu sinh trên đường, vào ngày cái cây cuối cùng mang số 169 bị đốn đi, Ly đã dựng tác phẩm Cây ký ức – hy vọng tại vị trí của cây. Tác phẩm sắp đặt công cộng được sống đúng mục đích của nó, là thuộc về không gian chung, nó nói chuyện được với tất cả mọi người bằng một ngôn ngữ thẳng thắn, bình dị. Khán giả đầu tiên của tác phẩm là một người bán nước, bà gắn bó với gốc cây 169 để mưu sinh, bà cùng với những hàng cây mà chứng kiến sự thay đổi của lịch sử. Khi tác phẩm vừa được chôn xuống cũng là lúc bà đạp xe đến để dọn hàng. Cây đã đổ nhưng cuộc sống của con người vẫn phải tiếp diễn. Quá quen với nghệ sĩ do những ngày cô trình diễn ở đó, bà thảnh thơi cầm một tấm xốp mà chơi đùa với những con chữ xoay xoay trên không trung. Thời điểm đó, ngoài vị trí vật lý, nghệ sĩ còn sử dụng mạng xã hội như một không gian triển lãm và lưu trữ toàn bộ tương tác của khán giả. Tác phẩm đứng vững được trong 10 ngày thì bị đốn ngã chung số phận với những hàng cây, tuy nhiên cuộc sống của nó đã vượt ra 10 ngày ngắn ngủi đó vì những giá trị vượt ra ngoài phạm vi cái đẹp-xấu của thẩm mỹ nghệ thuật. Khi lịch sử nghệ thuật phương Tây thoát ra khỏi cái bóng của chủ nghĩa hiện đại, tức là các tác phẩm phải có khả năng tự trưng bày chính mình một cách phi-không gian, thì nghệ thuật bắt đầu len lỏi vào các ngóc ngách của đường phố. Nghệ thuật ở không gian chung, nghệ thuật là không gian chung, hay nghệ thuật cho lợi ích chung đều là các mô hình biến hóa suốt chiều dài lịch sử đương đại của nghệ thuật công cộng ở phương Tây. Như vậy, ở bối cảnh này, để đọc một tác phẩm sắp đặt công cộng như Cây ký ức – hy vọng, có lẽ phải quay về với câu hỏi căn bản: không gian công thuộc về ai? Ở phạm vi nào, một sắp đặt du kích được tích hợp vào đời sống, được trở thành bảng hiệu, và sống một cuộc sống đúng với tinh thần của nó? Ở phạm vi nào, tác phẩm ấy thành một sự can thiệp, và can thiệp đến vấn đề gì, và đối thoại – đối kháng với những ai? Dù ở phương Đông hay Tây, nghệ thuật công cộng phần lớn được phổ cập qua các phong trào chính trị và xã hội, vậy khi đọc một tác phẩm công cộng, liệu có thể hoàn toàn loại bỏ được những yếu tố “nhạy cảm” như vậy không? Có nhiều cách đọc một tác phẩm công cộng, có thể đọc trên phương diện lịch sử nghệ thuật, hay qua thẩm mỹ quy hoạch đô thị và sự thiết kế không gian chung cho người sử dụng chúng, hay nhìn qua góc độ quyền tham gia dân sự và phạm vi của chúng, hoặc cũng có thể chỉ nhìn qua góc độ những người tình cờ bắt gặp và chơi đùa với tác phẩm, một cách hồn nhiên.

Mô tả tác phẩm trích từ booklet triển lãm "Những vần thơ của trời", 2023, tr. 6-8.