Chiếu đan tay từ sợi, áp dụng kỹ thuật in risograph.
Ý tưởng
Áp dụng kỹ thuật in nhằm tái định nghĩa vai trò của chiếu Việt Nam truyền thống, tôi bắt đầu hành trình khám phá kỹ thuật dệt và tính vật chất của nó, rồi cùng lúc phản biện lại mối quan hệ giữa chiếu với những khái niệm truyền thống về gia đình, hôn nhân và giới tính. Chiếu là một lại thảm cổ truyền của Việt Nam được nhuộm và đan từ sợi cói. Do sở hữu nhiều ưu thế như nhẹ, thoáng và giá rẻ, chiếu đã trở thành một vật không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình Việt Nam -chiếc chiếu được trải ra khi ăn, khi cúng bái, khi ngủ và khi ngồi lại bên nhau.
Tôi gắn kết những ký ức về chiếc chiếu với nơi mà mọi câu chuyện bắt đầu. Từ những lễ nghi tiệc tùng liên quan đến cưới hỏi, thờ cúng tâm linh, đám tang đến lễ đón Tết, tụ tập đánh bài, nhậu nhẹt, hay cả những bữa ăn hàng ngày... tất cả đều diễn ra trên tấm chiếu. Chiếu còn là nơi để nằm nghỉ, nơi thụ thai, nơi sinh nở và nuôi nấng con cái. Và khi điều kiện kinh tế không cho phép, tử thi được gói trong tấm chiếu để là một chốn tạm nương thân cho người chết. Chiếu đại diện cho biết bao giá trị truyền thống của Việt Nam: đóng vai trò căn bản của gia đình dị tính, tình làng xóm và văn hoá tinh thần.
Nghệ thuật của tôi đi tìm ý nghĩa trong cõi mơ về kỹ thuật số và in ấn, về những kiểu mẫu và kết cấu, về tính chân thực và bịa đặt trong các tuyến tính và định danh khác nhau từ cộng đồng trans. Bằng những quan niệm riêng tư về tính vật chất và đối với các chủ để riêng biệt, tôi muốn lật đổ những giá trị vốn đã gắn liền với chiếu. Một người nên chống đối và thích ứng như thế nào với những quy tắc dị tính thông thường? Có thể thoát khỏi những định mệnh do tổ tiên và truyền thống áp đặt? Bằng cách nào để những cá nhân trans vừa có thể nhìn nhận và tái tạo hình ảnh của mình, vừa có thể chấp nhận lịch sử và thấu hiểu được đức tin?
Ý tưởng tác phẩm trích từ tài liệu triển lãm "Chuyện kể tôi, tôi kể chuyện", 2023, tr.30.