Chúng ta thành cỗ máy rồi


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.


Trưng bày trong triển lãm "Những vần thơ của trời", Sàn Art, 2023.

Info
ARTIST
YEAR
CATEGORY
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Sắp đặt video 2 kênh tác phẩm trình diễn kéo dài trong năm 2018 của Ly Hoàng Ly tại đường Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh.
Phiên bản triển lãm tại Sàn Art - 2023.
Sắp đặt video có thể thay đổi tuỳ theo không gian.
Quay phim: Trịnh Vĩnh Phúc, Phạm Duy Quang, Võ Thanh Phong, Bùi Thị Mỹ Tuyền, Cao Thị Như Nguyện.
Trợ lý sản xuất: Cao Thị Như Nguyện
Tình nguyện viên: Võ Thị Thanh Tuyền, Bùi Thị Mỹ Tuyền, Trọng Nghiêm.

Mô tả

Tương tự như tác phẩm Cây ký ức – hy họng, cũng có vài cách để đọc một trình diễn: đọc theo phương pháp và đọc dựa trên nội dung, đọc qua vai trò của người xem hay đọc dưới con mắt của người đang tham gia, đọc và giải nghĩa qua kí hiệu học hay đọc trong dòng chảy của lịch sử chính trị và theo đó là, nghệ thuật và tôn giáo, đọc dưới góc nhìn không gian, thời gian hay ngay cả, dưới góc nhìn liên văn bản đến những chất liệu khác. Chúng ta có thể thấy được gì trong loạt trình diễn kéo dài, Chúng ta thành cỗ máy rồi? Ở 6 trong 7 tình huống, người trình diễn để cơ thể mình tĩnh, lúc thì nằm trên đường, lúc đứng bên máy xúc, lúc thì đứng trên gốc cây, lúc thì đứng dưới chỗ rễ cây vừa bị bứng. Các chuyển động, nếu có, đều ở mức tối thiểu. Như vậy, nghệ sĩ dựng lên một tượng đài bằng cơ thể mình, đồng thời theo thời gian, cũng vô hình hóa sự hiện diện đó. Nếu hình ảnh trung tâm (người trình diễn) và hành động trung tâm (việc trình diễn) trệch ra khỏi sự kỳ vọng, tức là ở đây, không có sự kiện kịch tính nào được định sẵn, thì người ta đọc được thêm cái gì ở tác phẩm? Trước hết, có lẽ nên tập trung vào việc xem - nhìn - lắng nghe - cảm nhận, cái đã. Trình diễn tạo ra những tình huống về thị giác và âm thanh; ở những trình diễn kéo dài, chúng còn là sự trôi qua của thời gian và sự tạo thành và thay đổi của không gian. Những tình huống thị giác và âm thanh thuần túy, theo Deleuze, thúc đẩy chức năng thấy một cách chủ động (seeing function, ở đây dịch là thấy, không chỉ là nhìn) trong khi những tình huống được dẫn dắt bởi hành động dẫn tới chức năng nhìn (pragmatic visual function) một cách bị động, người xem buộc phải bấm bụng ... ngồi xem. Do trình diễn được thu hình và kết xuất thành các kênh videos, người xem ở đây tạm được chia thành hai nhóm: trực tiếp tại hiện trường và gián tiếp qua tư liệu thu hình.

Tại hiện trường, những khán giả (trừ bạn bè nghệ thuật đến ủng hộ và giúp ghi hình) trở thành người xem bất đắc dĩ và bị động. Họ nhìn ngó, bàn bạc, đối chất, hoặc lờ đi. Họ là ai? Người đi đường, những người sinh sống và làm ăn gần đó, những người làm nhiệm vụ chặt cây, và... công an. Những cuộc gặp gỡ, hay chạm trán có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc cả ngày. Họ ý thức được mình là khán giả, và vô tình đóng vai trò những khán giả bị động với chức năng nhìn, ở đây, họ có thể kì vọng một hành động, một phản ứng, một sự kiện gì đó sẽ xảy ra. Có lẽ ngoại trừ những anh công an được trả tiền hay những người gắn chặt mưu sinh của mình trên đường phố, khó ai dành thời gian xem hết được những trình diễn này. Thời gian của tác phẩm vì thế gói gọn từ lúc bắt đầu và kết thúc trình diễn: một ngày, một năm. Dưới góc nhìn này, không gian trình diễn cũng gói gọn trong quả cầu bong bóng riêng của nghệ sĩ, và những tương tác nếu có đến quả cầu này.

Những khán giả xem trình diễn một cách gián tiếp qua tư liệu video trải nghiệm một thời gian và không gian khác bên ngoài tác phẩm. Ở đây, thời gian của tác phẩm nằm giữa và nằm ngoài những trình diễn. Không gian của tác phẩm không còn là quả cầu bóng chứa đựng nghệ sĩ và chuyển động của cô. Nó phức tạp hơn, và được tạo thành bằng một loạt các chuyển động hỗn tạp, không đồng nhất,cũng không được định trước từ những người đi đường, những người mưu sinh xung quanh, những người chặt cây, và cả cái cây (dang) bị đốn. Như vậy những khán giả bất đắc dĩ lại trở thành người tham gia trình diễn trong phạm vi không gian được kết xuất một cách gián tiếp này. Điều khác nhau giữa những khán giả gián tiếp này và những người xem trực tiếp? Họ nhận thức được vị trí khán giả của mình và nhận thức luôn được sự giao hoán vai trò giữa khán giả và người tham gia bên trong các tư liệu video. Họ nhận thức rằng, những người tham gia trình diễn bất đắc dĩ đó trải nghiệm được tính tức thời, thậm chí còn có thể trải nghiệm nhiều hơn những gì trong ống kính.

Ở trình diễn duy nhất trong đó cơ thể nghệ sĩ trong trạng thái động, thời gian và không gian của tác phẩm được (tái) tạo liên tục bởi những hành động và phản ứng nối tiếp nhau. Lúc này, rõ ràng hơn, người tham gia là những người tức thì phản ứng, đối kháng và tương tác với nghệ sĩ. Người xem (trực tiếp và gián tiếp) đặt kỳ vọng lên những sự kiện được mở ra qua các ứng phó liên tiếp. Nếu ở loạt trình diễn tĩnh, sự hiện diện của nghệ sĩ là một không gian âm, được tạo ra bởi các chuyển động và tác động bên ngoài, thì ở trình diễn động, sự hiện diện này được tỏa ra bằng sự chủ động của nghệ sĩ, lúc này trật tự không gian được sắp đặt qua tính ứng biến, được phân chia và hợp nhất bởi nhiều người cùng trình diễn khác nhau.

Mô tả tác phẩm trích từ booklet triển lãm "Những vần thơ của trời", 2023, tr. 8-12.