Không-đề (7 Cảnh huống)


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Không-đề (7 Cảnh huống)", Galerie Quynh, 2024.

Giới thiệu
Mô tả

Galerie Quynh hân hạnh giới thiệu Không-đề (7 Cảnh huống) - triển lãm cá nhân vô cùng đặc biệt của nghệ sĩ Phạm Minh Hiếu đến từ Hà Nội. Được khai triển xuyên suốt 10 năm qua, Không-đề (7 Cảnh huống) là một triển lãm của nhiều triển lãm dựa trên cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực suy tưởng[1] và duy vật mới[2]. Nghệ sĩ tạo nên những ‘sắp đặt tuyệt đối’ đầy suy tưởng, đưa người xem đắm chìm vào một trải nghiệm thẩm mỹ. Cách thức này mở lối phân kỳ nơi các lĩnh vực và thể loại đan xen, ranh giới của chúng phân rã và hoá dạng.

Không-đề (7 Cảnh huống) hé lộ từng mảnh trôi, lơi, lướt và phóng qua ba tầng lầu, ngụ trong nhiều quy mô và thời điểm khác nhau, ra sức thể hiện tính tự động và tự quyết của chúng. Hiếu chia sẻ, “Tôi không cho rằng triển lãm này lại bằng cách nào đó lớn hơn tổng các phần tử của nó, từng sắp đặt riêng. Tôi tin vào suy nghĩ bất phân thứ bậc của Bruno Latour, và quan niệm của triết gia rằng ‘những phần tử bé nhỏ nhất thì luôn dồi dào trong sự dị biệt và phức tạp hơn là tích tụ của chúng’ và rằng ‘cái to lớn, cái toàn thể, cái vĩ đại [...] chỉ là phiên bản đơn giản hơn, quy chuẩn hơn [của cái nhỏ bé].’”

Nguồn văn bản: Galerie Quynh.

 

[1] Shaviro, S. (2015). Speculative Realism - a primer (tạm dịch: Hiện thực Suy tưởng- một cơ sở). Terremoto. https://terremoto.mx/en/revista/speculative-realism-a-primer .Thuật ngữ được dịch bởi nghệ sĩ.

[2] Dolphijn, R., & Tuin, I. V. D. (2012). “Matter feels, converses, suers, desires, yearns and remembers” (tạm dịch: “Vật chất cảm thụ, chuyển hoán, chịu đựng, khao khát, mong mỏi và ghi nhớ”). Trong Dolphijn, R., & Tuin, I. V. D. (Eds.), New Materialism: Interviews & Cartographies (tạm dịch: Chủ nghĩa Duy vật Mới: Phỏng vấn & Bản đồ học) (pp. 48-70). Open Humanities Press. https://quod.lib.umich.edu/o/ohp/11515701.0001.001/1:4.3/--new-materialism-interviews-cartographies .Thuật ngữ được dịch bởi nghệ sĩ.