Xà bông – Socle du Monde (Nền móng của Thế giới). Nó đã ở đó. 16.470826, 107.5860070











Info
YEAR
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Xà bông – Socle du Monde (Nền móng của Thế giới), thuộc chuỗi Những đoạn trích.
Nó đã ở đó. 16.470826, 107.5860070
Chì, than và gỗ trên tường, video tư liệu: 00:04:35
Kích thước tranh tường: 180 x 536 cm.

 

Mô tả

‘Xà bông - Socle du Monde được sáng tác riêng cho Dự án Bờ thành, ở đó, thông qua quang cảnh đổ nát còn sót lại, tôi tìm thấy những phân mảnh ký ức riêng trong câu chuyện chung của nhân loại về đời sống con người. Xà bông là một công cụ làm sạch, dùng để tẩy rửa, có khả năng bào mòn và làm tan biến những gì bị coi là dơ bẩn. Hơn nữa, sau tất cả, nó có tính chất hòa giải, mang đến cảm giác như thái... Xà bông – Socle du Monde là cách tôi tri nhận một tác phẩm vị niệm mà tôi đặc biệt cảm mến: “Socle du Monde (Base of the World)” (tạm dịch: Nền móng của Thế giới) của nghệ sĩ người Ý Piero Manzoni. Chỉ với một cú xoay ngược chữ (được khắc trên một cái bục kim loại hình lập phương), ông tuyên bố rằng cả thế giới là một tác phẩm nghệ thuật (thế giới nằm “trên” chiếc bục). Trong tác phẩm của tôi, chữ “Socle du Monde” được khắc lên một khối xà bông, ở các mặt, và cũng xoay ngược (như tác phẩm của Piero Manzoni). Tôi thầm nghĩ, thế giới này như là một tác phẩm đang dần tan biến, như cách mà thời gian là thước đo của sự công bằng cho tất cả chúng ta.’

Phiên bản nguyên gốc của Xà bông – Socle du Monde đã được ra mắt trong khuôn khổ Dự án Bờ thành, Huế vào tháng 10 năm 2022. Nó được đặt tại địa chỉ Kiệt 86 Ông Ích Khiêm như một tác phẩm điêu khắc ngoài trời, với sương, nắng, mưa, gió, côn trùng và động vật làm bạn. Ngày 7 tháng 12 năm 2022, tác phẩm đã ‘tan biến’ cùng với những mảnh vụn khác ở khu vực Thượng thành (ảnh tư liệu chạy trên iPad đi kèm trưng bày). Với phiên bản tại Nguyễn Art Foundation, Thành phố Hồ Chí Minh mang tên đệm Nó đã ở đó. 16.470826, 107.5860070 (dãy số tương đương toạ độ ở Huế nơi phiên bản gốc được đặt), thay vì cố gắng tái hiện tác phẩm như nó-đã-từng, Ngô Đình Bảo Châu dùng chì, than và mảnh gỗ (khuôn đổ khối xà phòng) để tưởng nhớ tới đời sống, để kể lại câu chuyện tác phẩm của mình, ‘như cái cách mà câu chuyện về người dân bờ thành dường như giờ đây cũng chỉ còn tồn tại trong ký ức chung’.

Mô tả trong vựng tập triển lãm Chẳng còn, chưa tới, 2023.