Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.


Trưng bày trong triển lãm "Người Phá Rào, Kẻ Nổi Loạn, Và Gã Lập Dị", The Outpost, 2024.

Giới thiệu

Mô tả

Tiếp nối suy tư về cách các nghệ sĩ vẫn luôn bền bỉ sáng tác và thử nghiệm trong bối cảnh hạ tầng nghệ thuật còn nhiều thiếu hụt, đặc biệt là trong giai đoạn khởi thuỷ của nghệ thuật đương đại (tạm lấy mốc những năm 1990), The Outpost nghĩ về sự ra đời và mối liên hệ giữa các tổ chức nghệ thuật trong bối cảnh hiện tại. Nếu ở phạm vi cá nhân, những người thực hành nghệ thuật đã từng cùng chia sẻ nguồn lực và thúc đẩy sự phát triển, thì ở quy mô lớn hơn, các tổ chức có thể cùng nhau vun đắp cho quang cảnh nghệ thuật Việt Nam như thế nào? Hướng về nhau như những đồng sự (peer), The Outpost đặt ra câu hỏi: khi hai bộ sưu tập nhìn về nhau thì nhìn thấy gì? Bằng cách nào các tổ chức có thể cộng hưởng trong việc viết tiếp những trần thuật đa chiều, soi rọi vào các khía cạnh khác của tác phẩm khi trưng bày chéo bộ sưu tập của nhau? Đây là tiền đề của đề xuất hợp tác trưng bày giữaThe Outpost (TO) và Nguyễn Art Foundation (NAF). Từ bộ sưu tập của NAF, chúng tôi chọn mượn và trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ nổi bật trong những chuyển động nghệ thuật tại Hà Nội từ sau Đổi Mới cho tới những năm 2000. Giai đoạn này được nhiều người quan sát và nhà nghiên cứu nhìn nhận như buổi bình minh của nghệ thuật đương đại Việt Nam, với sự xuất hiện của những nghệ sĩ thử nghiệm với các hình thức biểu đạt thẩm mỹ ngoài khuôn khổ mà nhà trường giảng dạy hay được định chế văn hoá cổ vũ. Họ được ví như những chân dung tiên phong (avant-garde). “Avant-garde” là thuật ngữ phổ biến được sử dụng để chỉ những suy tưởng, tác phẩm hay đề xuất thẩm mỹ táo bạo, đi trước thời đại. Cách gọi tên này tuy có phần chính đáng nhưng chưa thực sự thỏa đáng. Bởi lẽ khi nghĩ tới từ ‘tiên phong', người nghe thường chỉ chú tâm tới những hình thức biểu đạt hoàn toàn mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam dè dặt bước vào thời kỳ Đổi Mới, ‘tiên phong’ không chỉ là sự phá rào trong nỗ lực đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật, hay sự nổi loạn khi nghệ sĩ phá vỡ ranh giới cố hữu của thực hành nghệ thuật, mà còn là sự kiên định dị biệt trong việc sống và sáng tạo ‘lệch' ra khỏi những tiêu chuẩn xã hội. Trong giới hạn của một bộ sưu tập tư nhân, triển lãm này chỉ có thể rọi vào một lát cắt khiêm tốn về những thực hành hàm chứa tinh thần ‘mở đường’ ở các mảng khác nhau của bức tranh ghép tràn đầy không khí của một giai kỳ nghệ thuật. Ở đó, ta đều thấy ít nhiều nỗ lực cơi nới không gian sáng tạo của một ‘người phá rào', cảm nhận một chút tinh thần phản biện của một ‘kẻ nổi loạn’, hay cá tính khác với số đông của một ‘gã lập dị'.

Đội ngũ giám tuyển
Giám tuyển Lê Thuận Uyên, Trợ lý giám tuyển Linh San.

Nguồn văn bản: The Outpost.